- Trang chủ /
- Blog du lịch /
- Bánh ít lá gái Lý Sơn chào mừng xuân đến
Bánh ít lá gái Lý Sơn chào mừng xuân đến
Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước
Bánh ít lá gái Lý Sơn chào mừng xuân đến
“Muốn ăn bánh ít lá gai,
Có chồng ngoài đảo cho dài đường đi”
Bị cuốn hút bởi mùi bánh ít thơm lừng, mùi hương ấy quyến rũ, níu chân không biết bao thực khách. Nhìn đơn giản vậy đó, nhưng để làm thành cái bánh ít hoàn chỉnh đòi hỏi người làm phải đặt tình cảm vào đó mới cho ra những cái bánh vừa đẹp, vừa ngon được.
Bánh ít lá gai được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: bột nếp, lá gai, đường phên, đậu phộng, đậu xanh... Đều là những nguyện liệu đơn giản, gần gũi mang đậm hương vị miền Trung. Trước kia, người dân Lý Sơn thường chỉ làm bánh ít lá gai vào các dịp rằm để cúng tổ tiên, ông bà. Bây giờ bánh ít lá gai trở thành một món quà đặc sản dân dã nổi tiếng được nhiều người biết đến
Bánh gai có ở nhiều nơi như Hải Dương, Nam Bộ. Nhưng bánh lá gai của Lý Sơn ở Quảng Ngãi thì phải nói là khá đặc biệt.
Lá gai tươi được tước bỏ sợi, rửa sạch phơi nắng hai ngày rồi cho cho vào nồi nấu suốt cả ngày. Sau đó, vớt lá trong nồi ra vò cho sạch, vắt khô rồi cho vào thau đường (thắng tới thành kẹo dẻo) rồi trút vào cối đá trộn với bột nếp giã nhuyễnĐường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) đun cho sôi chảy rồi đổ vào cối đá lá gai đã nhừ. Người ta nhào mật này với bột cho đều rồi đem giã cho thật nhuyễn.
Giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức. Bánh gai gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn.
Xem thêm: Những điều cần biết về lễ khao lề lính Hoàng Sa ở Lý Sơn
Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy.
Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng. Bánh ít bằng lá gai tươi không giữ được lâu, vị không thơm ngon bằng lá gai phơi khô như bây giờ.
Từ lâu, bánh ít lá gai thể hiện được nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đất đảo. Không chỉ có mặt trong các lễ cúng, Tết nhứt của làng mà bánh ít lá gai còn được trịnh trọng đặt trên những mâm cúng, bàn thờ trong những chuyến ra khơi đầu năm. Đây là sản vật mà ngư dân mang theo để dâng cúng hương hồn tổ tiên ông bà đã nằm xuống trên biển khi dong buồm ra khơi cắm mốc khẳng định chủ quyền của quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chuẩn bị cho ngày Tết truyền thống, những người làm bánh ít lá gai ở Lý Sơn đang hối hả cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon, kịp giao cho khách.
Trước kia, người dân Lý Sơn thường chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng bảy, để cúng tổ tiên, ông bà. Bây giờ bánh trở thành một món quà dân dã, thường có bán trong những ngày chợ phiên, những quán nước. Khách nơi xa đến Lý Sơn bao giờ cũng mua lấy mươi cặp bánh gai đem về làm quà cho người thân, như để giới thiệu một chút văn hóa của một vùng đất nơi hải đảo xa xôi. Với hương vị thơm ngon, đặc biệt, khác lạ đã tạo nên những chiếc bánh ít lá gai đặc trưng cho vùng đảo Lý Sơn. Chúc quý khách có chuyến đi thú vị.
BTV: Trần Thị Nguyệt
- Ngắm nhìn lại vẻ đẹp núi thần tài đà nẵng 2018 (26.03.2019)
- Bỏ heo bao nhiêu tiền để đi chơi Đà Nẵng? (26.03.2019)
- 4 Nghiên cứu Đà Nẵng có gì đẹp hơn thành phố khác? (26.03.2019)