CHÙA CẦU HỘI AN - BIỂU TƯỢNG PHỐ CỔ HỘI AN

CHÙA CẦU HỘI AN - BIỂU TƯỢNG PHỐ CỔ HỘI AN

CHÙA CẦU HỘI AN - BIỂU TƯỢNG PHỐ CỔ HỘI AN

  • 0932 440 454 - 02366 523 777

  • 8h -22h hàng ngày

CHÙA CẦU HỘI AN - BIỂU TƯỢNG PHỐ CỔ HỘI AN

Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước

CHÙA CẦU HỘI AN - BIỂU TƯỢNG PHỐ CỔ HỘI AN

Ai đi phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.

Nằm ngay trung tâm phố cổ Hội An và nằm vắt ngang dòng sông Hoài thơ mộng, Chùa Cầu Hội An là một địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Hội AnChùa Cầu có kiểu mái che độc đáo được làm bằng gỗ với những hoạ tiết trang trí mang phong cách kiến trúc có nguồn gốc từ “xứ sở hoa anh đào” nên còn có tên gọi khác là “Cầu Nhật Bản”. Với những nét đặc sắc ấy, Chùa Cầu đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời mỗi khi nhắc đến Hội An.

Chùa Cầu tại phố cổ Hội An
Chùa Cầu tại phố cổ Hội An

Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ xa xưa (cũng có thể xuất phát từ ý nghĩ cây cầu xây từ năm thân đến năm tuất mới hoàn thành).

Chùa Cầu - Phố cổ Hội An
Chùa Cầu - Phố cổ Hội An

Cầu Chùa là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Chùa Cầu - ngôi chùa mang ý nghĩa văn hóa lớn, được vinh dự xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 VNĐ có những điểm xứng đáng đi vào lòng người.

Nói là biểu tượng cũng không sai. Vì với người dân nơi đây, chùa Cầu là linh hồn, nổi bật hẳn so với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích làm say đắm lòng người. Đến Hội An mà không ghé thăm chùa Cầu, quả thực bạn đã phí tiền vé máy bay rồi.

Đến Hội An thăm quan chùa Cầu
Đến Hội An thăm quan chùa Cầu 

Vậy mà sắp tới, những người chưa được đến đây có lẽ sẽ chẳng còn chút cơ hội nào nữa. Nhưng chuyện đúng hay sai chúng ta hãy tạm thời bỏ qua đi. Thứ cần bàn đến ở đây là: ngôi chùa này đặc biệt ở điểm gì mà lại được ví như biểu tượng của Hội An - điểm đến đáng mơ ước của mọi du khách. 

Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Xem thêm: CHỢ HỘI AN - ĐIỂM ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG ẨM THỰC 

Ngôi chùa có kiến trúc đặc biệt nằm trên cây cầu vắt cong qua một lạch nước nhỏ chảy ra dòng sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn). Theo truyền thuyết, ngôi chùa hệt như thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được xem là có gốc tích của Nhật Bản còn lại ở phố cổ Hội An.400 năm trước, người Nhật Bản xây cây cầu dài 18 mét, vắt cong qua lạch nước chảy ra dòng sông Hoài. Và giờ, nó trở thành di tích độc đáo ở phố cổ Hội An.

 

Sáng rực Chùa Cầu ở Hội An
Sáng rực Chùa Cầu ở Hội An

Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hộichùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến.

 Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Cùng với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai. Hãy đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp ôn tồn tại nơi phố xưa này. Chúc quý khách có chuyến đi thú vị.

 
Chia sẻ: