- Trang chủ /
- Blog du lịch /
- Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ
Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ
Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước
Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ
Lễ hội cầu ngư mang bản sắc văn hóa vùng biển với sự độc đáo hấp dẫn thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Đây là lễ hội đặc trưng của ngư dân vùng biển miền Trung.
Lễ Hội Cầu Ngư là hội của nhân dân làng Thai Dương Hạ xã Hương Hải làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công biệt danh của Trương Thiều, người gốc miền Bắc, có công bày cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.Cùng Art Travel khám phá nhé!!
Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước. Đây là lễ hội được tổ chức đều đặn ba năm một lần với quy mô lớn, gồm nhiều hoạt động tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển. Có từ hàng trăm năm trước, lễ hội cầu ngư làng Thái Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong lễ hội cầu ngư: phần lễ có thể ví như một cuộc tiếp xúc giữa người sống và người chết; phần hội có các diễn xướng như (hát bội, làm trò bủa lưới…) và thi tranh tài (đua thuyền, bơi trải…) – là cuộc giao tiếp lễ hội giữa người trần với nhau. Ở đó, con người cùng nhau sáng tạo, thi tài và củng cố tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
Giống như nhiều lễ hội cầu ngư của các làng dọc vùng duyên hải Việt Nam, lễ hội cầu ngư làng Thai Dương Hạ là một dạng văn hoá phi vật thể thể hiện một cách đậm nét ký ức văn hoá, di sản văn hoá của cộng đồng.
Lễ hội cầu ngư là một dịp sáng tạo văn hoá của người Thai Dương Hạ. Những bước chuẩn bị cho không gian đền miếu, những đám rước, các món ăn, trang phục, diễn xướng, đua bơi… chính là cơ hội cho mọi người thể hiện tài năng của mình. Thêm vào đó, cộng đồng có cơ hội được củng cố, những kinh nghiệm sản xuất được đúc rút. Tất cả có vai trò khích lệ con người vươn tới sự hoàn thiện hoàn mỹ hơn.
Qua lễ hội, đời sống đạo đức, trí tuệ, tinh thần của ngư dân vùng biển được phác hoạ một cách đầy đủ và sâu sắc, trở thành hiện tượng văn hoá phổ biến của cư dân ven biển dọc vùng duyên hải Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Cư dân miền biển – những con người biết thể hiện bản lĩnh để mưu sinh trước biển cả mênh mông nhưng qua đời sống tâm linh cho thấy họ biết mình chỉ là một phần nhỏ nhoi của thiên nhiên. Tuy nhiên nhưng sự khát khao, ước vọng trong lời cầu khấn trong lễ cầu ngư thể hiện rõ tham vọng vươn ra biển lớn không bao giờ dừng lại của cộng đồng ngư dân dọc miền duyên hải.
Sự độc đáo của lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương, khách du lịch và đặc biệt là kiều bào nước ngoài về quê ăn Tết.
Chúc các bạn có những trải nghiệm khó quên!!
BTV:Phạm Thị Loan
- Ngắm nhìn lại vẻ đẹp núi thần tài đà nẵng 2018 (26.03.2019)
- Bỏ heo bao nhiêu tiền để đi chơi Đà Nẵng? (26.03.2019)
- 4 Nghiên cứu Đà Nẵng có gì đẹp hơn thành phố khác? (26.03.2019)