Nét đẹp các lăng tẩm ở Huế

Nét đẹp các lăng tẩm ở Huế

Nét đẹp các lăng tẩm ở Huế

  • 0932 440 454 - 02366 523 777

  • 8h -22h hàng ngày

Nét đẹp các lăng tẩm ở Huế

Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước

Nét đẹp các lăng tẩm ở Huế

Ngoài sông Hương, Huế còn thu hút du khách với những công trình kiến trúc lăng tẩm vừa trang nghiêm vừa hùng vĩ, với vẻ đẹp "chẳng nơi nào nào có được".

1. Lăng Gia Long


Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820, nằm giữa quần núi Thiên Thọ gồm 42 đồi, núi lớn, nhỏ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762 - 1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.

Lăng Gia Long có chu vi hơn 11 nghìn mét, trước mặt có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án, hai bên tả hữu mỗi bên có 14 ngọn núi chầu vào tạo thành thế “tả thanh long” và “hữu bạch hổ”. Trong khuôn viên, trước mặt lăng có hồ bán nguyệt, sau hồ là sân chầu, tiếp đến là sân tế chia làm 6 bậc cao dần, cuối cùng là Bửu Thành, nơi đặt mộ phần của Vua và Hoàng hậu.
Lăng Gia Long
Lăng Gia Long

2. Lăng Minh Mạng


LĂNG VUA MINH MẠNG – Đây là 1 lăng mang đậm tính chất phong thủy, vua Minh Mạng phải mất đến 14 năm để tìm được 1 vị trí ưng ý. Tuy nhiên, ông lại băng hà chỉ vài năm sau khi khởi công xây dựng. Để có hiếu với cha của mình, con của ông (Vua Thiệu Trị) đã gấp rút huy động xây dựng nhanh trong vòng 3 năm. Lăng Minh Mạng trở thành lăng tẩm tiêu tốn nhiều nhân công nhất trong các lăng vua triều Nguyễn… Lăng Minh Mạng tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống văn hóa triều Nguyễn, mang đậm tính chất phương Đông. 

Lăng Minh Mạng tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống văn hóa triều Nguyễn, mang đậm tính chất phương Đông. 

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

>>Xem thêm: Chùa Thiên Mụ nét linh thiêng của vùng đất Cố Đô

3. Lăng Tự Đức


LĂNG VUA TỰ ĐỨC – hay còn gọi là Khiêm Lăng, là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “tâm hồn thơ mộng dịu dàng”. Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách TP Huế 8,5 km và cách lăng vua Khải Định 08 km. 

Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục tranh giành ngôi báu, bản thân nhà vua lại ốm đau, bệnh hoạn nên không có con. Tự Ðức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Ðể trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Ðức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc  ra đi bất chợt.
Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức

4.Lăng Thiệu Trị


Nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Ðây là lăng duy nhất quay về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Lăng không có La thành bao bọc.

Sinh thời Thiệu Trị chưa lo nghĩ đến cái chết của mình, phần nữa không muốn binh dân hao tổn nhiều sức lực và của cải nên chưa xây cất Sơn lăng. Cho đến trước lúc ra đi nhà vua mới trăn trối lại cho người con trai kế vị là Tự  Ðức. Tự Ðức đã chọn đất xây lăng tại một quả đồi thấp và đặt tên là Thuận Ðạo và đặt tên lăng là Xương Lăng. Quá trình xây dựng Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành.
 

 

Lăng Thiệu Trị
Lăng Thiệu Trị

5. Lăn Đồng Khánh


Tọa lạc giữa một vùng quê tĩnh mịch thuộc thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng mộ của bà con quyến thuộc, trong đó có Lăng Thiệu Trị (ông nội), Lăng Tự Ðức (Bác ruột và cha nuôi). Ðồng Khánh qua đời trong khi chưa xây dựng được lăng mộ cho mình.

Vua Thành Thái lên ngôi, do điều kiện kinh tế khó khăn, ban đầu ông lấy điện Trung Tự - đổi tên thành Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài của nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư Lăng.
 

 

Lăng Đồng Khánh
Lăng Đồng Khánh

6. Lăng Dục Đức


So với các lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Ðức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. Khu lăng mộ hình chữ nhật có diện tích 3.445m², bên trong không có Bi Đình và tượng đá. Vào lăng phải đi qua cổng tam quan khá lớn xây bằng gạch, trên có mái giả.

 An Lăng nằm ở khu vực trung tâm, diện tích khoảng 1ha. Lăng gồm 2 khu vực: khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau. Cả hai khu đều có tường thành bao bọc. Lăng quay mặt về phía tây bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.
Lăng Dục Đức
Lăng Dục Đức

7. Lăng Khải Định


Bước lên ngai vàng giữa tuổi 31, Khải Ðịnh say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, Cung An Ðịnh, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Ðức và đặc biệt là Ứng Lăng.

Lăng Khải Ðịnh được khởi công xây dựng từ ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 1 năm mới hoàn tất. Ðể có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Ðịnh đã xin chính phủ bảo hộ cho phép tăng thuế Ðiền lên 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Ðịnh đã bị lịch sử lên án gay gắt.
Cho dù bị lên án dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng lăng Khải Ðịnh đích thực là một công trình có giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật, nó làm phong phú thêm quần thể lăng tẩm ở Huế.
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định
Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị!!
BTV: Phạm Thị Loan
 
Chia sẻ: