Nhã nhạc cung đình Huế- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Nhã nhạc cung đình Huế- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Nhã nhạc cung đình Huế- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

  • 0932 440 454 - 02366 523 777

  • 8h -22h hàng ngày

Nhã nhạc cung đình Huế- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước

Nhã nhạc cung đình Huế- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...; Tinh hoa này được cô đọng lại dưới triều Nguyễn, khiến cho Huế càng được khẳng định hơn về một trung tâm văn hóa tiêu biểu của dân tộc.

Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế


Nhã nhạc lúc này có hệ thống bài bản rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương (lời ca bằng chữ Hán). Các nhạc chương đều do Bộ Lễ biên soạn phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình. Tế Giao có 10 nhạc chương mang chữ Thành (thành công); Tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong (được mùa); Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hòa (hòa hợp), Tế Lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Văn (trí tuệ); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (hòa bình); Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (trường tồn); lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc (phúc lành)... Từ cơ sở kế thừa các triều đại trước, triều Nguyễn đã cho bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc như Huyền nhạc, Ty trúc tế nhạc, Ty chung, Ty khánh, Ty cổ.

Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế là một sáng tạo đặc biệt, mang âm hưởng của âm nhạc dân gian Việt Nam, có tính chuyên nghiệp và bác học cao, mang một âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Theo đánh giá của UNESCO thì: “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia... đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất”. 

 Ngày nay dàn nhạc, bài bản, ca chương, vũ khúc của Nhã nhạc có thể sử dụng ở các hình thức diễn xướng khác nhau trong các dịp như: Festival Huế, lễ hội dân gian, lễ hội Phật giáo, âm nhạc thính phòng, trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch, biểu diễn phục vụ nhân dân trong các cuộc đại lễ hoặc tết cổ truyền dân tộc... Như vậy, Nhã nhạc có điều kiện và không gian diễn tấu phong phú hơn rất nhiều so với trước. Nhã nhạc đã trở về với nhân dân, chính vì vậy giá trị nghệ thuật của nó cũng sẽ được giữ gìn, trường tồn và không ngừng được phát huy.

Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế


Nhã nhạc cung đình Huế thường đi đôi với múa cung đình. Múa cung đình triều Nguyễn rất phong phú như: long, ly, quy, phượng, múa đèn, múa quạt, bát tiên quá hải, bát tiên đăng vân, nhị tướng xuất quân. Đặc sắc nhất là múa “Lục cúng hoa đăng” và “Lân mẫu xuất lân nhi”… Đây là những điệu múa rất độc đáo thể hiện rõ bản sắc văn hoá Việt Nam. Tiết mục nào cũng trang nghiêm không có chút trần tục và đều mang tính nghệ thuật cao, cùng với Nhã nhạc tạo nên một sân khấu thiêng liêng và bác học khó có dàn nhạc nào sánh nổi.
 Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những tài sản vô giá của dân tộc ta. Giá trị ấy đã trường tồn cùng dân tộc và đã được nhân loại tôn vinh. Việc bảo tồn phát huy nó trong xã hội đương đại là công việc rất nặng nề nhưng bước đầu đã thu được những thành quả rất đáng phấn khởi.

Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế

Giờ đây, Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ là vốn quý của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản vô giá của loài người. Với những giá trị nổi bật, Nhã nhạc cung đình Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia giàu truyền thống văn hóa trong khu vực và thế giới.

Chúc các bạn có những trải nghiệm khó quên!!

BTV: Phạm Thị Loan

 
Chia sẻ: