Những điều cần biết về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

Những điều cần biết về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

Những điều cần biết về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

  • 0932 440 454 - 02366 523 777

  • 8h -22h hàng ngày

Những điều cần biết về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước

Những điều cần biết về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại tưng bừng khai hội đua thuyền đầu xuân để tưởng nhớ về cội nguồn tổ tiên và đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu mong quốc thái dân an, người an vật thịnh, ngư dân thuận buồm xuôi gió khi vươn khơi khai thác hải sản và làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Dân Lý Sơn hằng năm đều tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa với hàng trăm du khách trong tỉnh, trong nước đã dự lễ. Đây là nghi lễ tri ân những người con đất đảo đã ra Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

Lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.

Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa - khẳng định chủ quyền biển đảo
Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa - khẳng định chủ quyền biển đảo

Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió).

Xem thêm: Linh thiêng lễ hội cầu ngư của dân biển Sa Huỳnh, Lý Sơn

Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn
Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

Khi tiến hành Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa ở các tộc họ, tộc trưởng sẽ là người chủ tế. Các tộc họ tiền hiền, hậu hiền hoặc trưởng các chi phái là bồi tế (người giúp chủ tế hành lễ). Ngoài ra còn có thầy phù thủy (thầy pháp) là người điều hành lễ tế.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức với 2 nội dung chính: Lễ tế cổ truyền và lễ đua thuyền Tứ linh (Lân, Long, Qui, Phụng). Sau phần chủ lễ đọc sớ, lần lượt các dòng, tộc trên địa bàn xã An Hải có người thân ra sa trường năm xưa đã thực hiện nghi lễ cúng tế, rước các hình nhân (hình nộm) thế mạng và mô hình thuyền để thả trôi ra biển (hạ thủy).

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa Lý Sơn
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa Lý Sơn

Chiều ngày 19/2 âm lịch (khoảng 17h), con cháu các tộc họ tập trung tại nhà thờ họ để dự lễ nhập yết với các lễ vật gồm trầu, rượu, cau, hoa quả, giấy cúng, nhang đèn. Vị trí đứng bái của các thành viên ban tế lễ được qui định cụ thể. Trưởng tộc là người chủ tế đứng ở bàn thờ chính giữa, hai người bồi tế đứng sau và hành lễ theo chủ tế. Bàn thờ bên đông là trưởng, thứ chi phái 1; bàn thờ bên tây là trưởng, thứ chi phái 2. Ngoài ra còn có đông xướng, tây xướng là người phụ trách xướng nghi thức trong lúc tế, đứng đối diện nhau. Trong buổi tế lễ còn có 6 – 8 người đứng hai bên phụ trách việc dâng hương, dâng rượu gọi là chấp sự. Nhạc lễ trong lễ tế gồm trống cái, chiêng, trống bồng, cặp sinh tiền, kèn, chiêng, chập chõa. Một hồi trống vang lên, lễ nhập yết chính thức bắt đầu. Sau khi trưởng tộc đọc văn tế và thực hiện nghi thức dâng rượu, con cháu sẽ lần lượt vào bái lạy tổ tiên. Lễ nhập yết kéo dài trong khoảng 1 giờ, sau đó, các tộc họ chuẩn bị sửa sang lễ vật cho buổi tế chính.

Nghi thức lễ khao lễ thế lính Hoàng Sa
Nghi thức lễ khao lễ thế lính Hoàng Sa

Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Đề nghị mọi người cùng ủng hộ việc nghiên cứu, lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, một lễ hội có lịch sử 400 năm là Di sản Văn hoá Phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó cũng là một cách để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 4/2013, Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Lễ hội không chỉ góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà qua đó còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đồng thời giáo dục truyền thống tự tôn dân tộc và các giá trị nhân văn sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân.

Khao lề thế lính Hoàng Sa - di sản văn hóa Lý Sơn
Khao lề thế lính Hoàng Sa - di sản văn hóa Lý Sơn

Xuyên suốt bốn thế kỷ, các tộc họ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bảo tồn lễ thức dân gian tri ân bậc tiền nhân có công gìn giữ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Lễ hội này không chỉ tồn tại lâu đời ở Lý Sơn mà còn là văn hóa tín ngưỡng độc đáo diễn ra hàng năm tại các địa phương ven biển Quảng Ngãi. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản phi vật thể Quốc gia. Hãy trang bị thật tốt để cùng khám phá nét đặc sắc của lễ hội này nhé. Chúc quý khách có chuyến đi thật thú vị.

BTV: Trần Thị Nguyệt

Chia sẻ: