Những lế hội đặc sắc ở Huế

Những lế hội đặc sắc ở Huế

Những lế hội đặc sắc ở Huế

  • 0932 440 454 - 02366 523 777

  • 8h -22h hàng ngày

Những lế hội đặc sắc ở Huế

Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước

Những lế hội đặc sắc ở Huế

Nói đến du lịch Huế thì không thể không nhắc đến những lễ hội dân gian tại nơi đây. Các lễ hội ở Huế được tổ chức rất công phu, bài bản, khiến du khách thích thú với các sản phẩm văn hóa nơi này.Đến với Huế, vùng đất có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc, tuy không lâu đời như ở miền Bắc nhưng cũng có hơn 700 năm lịch sử. Chính vì vậy mà du lịch Huế đang ngày càng phát triển và thu hút lượng khách du lịch rất lớn.

1. Lễ hội Điện Hòn Chén


“Tháng bảy vía cha, tháng ba vía mẹ”, câu thành ngữ quen thuộc ấy gợi nhớ du khách và những tín đồ theo đạo mẫu trên khắp Việt Nam cùng hành hương về Cố đô Huế để dự lễ hội điện Huệ Nam hay còn gọi là điện Hòn Chén.

Tại điện Hòn Chén, lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức long trọng vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm. Lễ hội gồm 3 phần: Hành lễ tại Minh Kính Đài, Rước tượng Thánh Mẫu Thiên Y A Na từ chính điện xuống thuyền lớn (hay còn gọi là bằng) và cuối cùng những chiếc bằng theo đuôi chiếc bằng Thánh Mẫu dọc dòng sông Hương từ điện Hòn Chén về làng Hải Cát, TX. Hương Trà để tuần du bốn phương.
Lễ hội Điện Hòn Chén
Lễ hội Điện Hòn Chén

Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc thuyền kết đôi với cờ phướn mà người dân gọi là chiếc “bằng”, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng… 

 
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống của một vùng đất. 
Lễ hội Điện Hòn Chén
Lễ hội Điện Hòn Chén

 

2. Lễ tế Đàn Nam Giao


Tế Nam Giao - lễ tế Trời, Đất và các vị thần linh quan trọng, là một trong những nghi lễ trang nghiêm, mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của con người. Đến nay, qua nhiều lần phục dựng, nét văn hóa truyền thống độc đáo này đang dần được hồi sinh. Bên cạnh những ý nghĩa lịch sử, văn hóa cùng giá trị nhân văn sâu sắc, việc đưa lễ tế Giao ở Huế đi vào bài bản, chuẩn xác đã mang lại nét độc đáo trong các kỳ Festival Huế và trong đời sống tâm linh của người dân cố đô Huế. 

Lễ tế Đàn Nam Giao
Lễ tế Đàn Nam Giao

Nghi lễ ở đàn Nam Giao được xem là phức tạp nhất, với các nghi thức tế lễ như: lễ quán tẩy, lễ đón các thần, lễ tế ngọc và lụa, lễ tấn trở, lễ hiến tước, lễ truyền chúc, lễ á hiến, lễ ban phúc, lễ triệt hạ đã được diễn ra uy nghiêm, kính cẩn như tấm lòng thành của cả vua quan cùng dân chúng dâng lên trời, đất và các vị thần linh.

Có thể nói rằng, trong tất cả các nghi lễ thuộc hàng đại tự của triều Nguyễn, lễ tế Nam Giao được xem là quan trọng nhất. Với ý nghĩa đó, từ xưa đến nay, dẫu trong trường hợp nào, nghi lễ cũng được chuẩn bị và thực hiện rất trang trọng. Từ Festival Huế năm 2004, sau gần 60 năm vắng bóng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phục dựng lại lễ tế Nam Giao ở đàn Nam Giao triều Nguyễn.
Lễ tế Đàn Nam Giao
Lễ tế Đàn Nam Giao

3. Lễ hội  Cầu Ngư ở Thuận An


Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị khai canh làng là Trương Triều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công. Ông là người gốc miền Bắc, theo các đợt di dân vào trú tại Thái Dương vào thế kỷ XIV. Ông là người sáng lập ra làng và bàycho dân làng nghề đánh cá và buôn bán ở vùng biển.

Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An
Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An

Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội lớn của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho ngư dân vùng biển Thuận An có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước, biển cả, ngày đêm đối mặt với đầu sóng ngọn gió… để ngày về tôm cá đầu khoang.

 
Đến nay, lễ hội cầu ngư tháng Giêng ở làng Thuận An (Thừa Thiên Huế) đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh, được gìn giữ và tổ chức hàng năm rất trang nghiêm, thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước.
 

 

Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An
Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An

 

Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị!!
BTV: Phạm Thị Loan
 
Chia sẻ: